Khuôn chậu cảnh Công CNC chuyên nghiệp - Uy tín - Chất lượng

Chuyên Nghiệp - Uy Tín - Chất Lượng
hotline0393 234 789
Email khuonmaucongcnc@gmail.com

Tin tức

TOP 10 loại chậu hoa đẹp nên trồng trong nhà - Hút vận may

Bạn là người yêu thích trồng những chậu hoa trong nhà, nhưng điều kiện trong nhà khá bất thuận đối với cây xanh vì thiếu ánh sáng tự nhiên (chủ yếu là ánh sáng nhân tạo từ đèn điện). Ngoài ra, nguồn không khí từ máy lạnh, điều hòa cũng góp phần không kém làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sinh trưởng của cây xanh. Hãy tham khảo danh sách những chậu hoa đẹp trong nhà cùng Khuôn chậu cảnh Công CNC nhé!

1. Chậu cây tài lộc

Cây tài lộc hay còn được gọi là cây may mắn có thể nói là “Thần tài” vì mang đến nhiều tài lộc và may mắn cho chủ sở hữu nó, có tên khoa học là Hylocereus. Cây bắt nguồn từ Châu Mỹ, có ở Châu Phi, Ấn Độ, Nhật Bản và vùng Trung Đông. Trong số các chậu hoa đẹp trong nhà thường không thể thiếu cây tài lộc. Đặt biệt là giới văn phòng rất ưa chuộng bởi kích thước nhỏ nhắn, dễ để bàn. Chiều cao của cây có kích thước khoảng 15 – 20cm. Cây tài lộc có sự sinh trưởng tốt với lá xanh và nhắn bóng, Thông thường, chậu cây tài lộc được sử dụng là chậu sứ.

Hình ảnh cây tài lộc trồng trong chậu sứ

Chiều cao trung bình của cây tài lộc dao động khoảng 15 - 20cm. Cây có lá xanh và nhẵn bóng, thường được trồng trong chậu sứ đa dạng hình thù, mặt đất được phủ bởi lớp cỏ xanh và dưới gốc hay có 3 - 5 quả to bằng ngón tay.

Hình ảnh chậu cây tài lộc trong nhà

2. Chậu cây phất dụ

Cây phát dụ là loài cây có đặc điểm thích nghi tốt trong môi trường trong nhà. Có hơn 20 loài cùng họ ở Việt Nam, trong đó, gần như cây nào cũng được ưa chuộng vì mang lại may mắn, phát tài - phát lộc. Đúng như tên gọi của nó: Phát lộc xanh – biểu tượng của may mắn; phát lộc thơm – là cây thiết mộc lan, thơm về đêm; phát lộc rồng – còn goi là huyết rồng, còn dùng làm thuốc chữa bệnh; phát lộc lá hẹp – còn gọi là bồng bồng, thường dùng làm bánh; phát lộc trúc– xua đi vận đen, còn gọi là trúc thiết Quan Âm… Cây phất dụ được sử dụng làm chậu hoa đẹp trong nhà là biểu tưởng của sự bình an, thu hút nhiều tài lộc, may mắn cho gia đình.

Biết đến cây phất dụ là cây xanh trong nhà mang ý nghĩa phong thủy lớn, cây là biểu trưng cho sự bình an và may mắn của gia đình. 

Hình ảnh chậu cây phất dụ

3. Chậu cây ngọc bích

Cây ngọc bích hay còn gọi là cây phỉ thúy có tên khoa học là Crassula ovata. Cây ngọc bích thường có chiều cao từ 40 – 50cm loài này được trồng làm bonsai trong nhà. Thường được sử dụng làm chậu cảnh đẹp trong nhà hoặc trên bàn làm việc. Với lá cây xanh, nhánh dày và mượt. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều rìa lá sẽ chuyển sang màu đỏ. Cây ngọc bích là loài cây mọng nước phù hợp trồng trong nhà. Có khả năng lọc không khí trong lành, hút bớt những năng lượng không tốt thải ra từ các thiết bị điện tử trong môi trường làm việc hoặc tại nhà ở của bạn. Trong phong thủy mang đến sự sung túc, giàu sang và phú quý.

Hình ảnh chậu cây ngọc bích

4. Chậu cây phong lộc hoa

Tên thường gọi là cây “phát lộc hoa” có tên khoa học là “Guzmania Rondo, Guzmania lingulata”. Là loài cây thuộc họ Bromeliaceae (Dứa). có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Andean.

Chậu cây đẹp trong nhà phong lộc hoa được nhiều người chú ý bởi vẻ đẹp mỹ miều, nhỏ nhắn. Thích hợp trồng trong bóng râm, vì thế được sử dụng nhiều trong trang trí nhà cửa, văn phòng hay bàn làm việc, quán cafe. Cây đại diện cho may mắn, tài lộc, nhưng không kém phần sang trọng. Đồng thời mang lại cảm giác tươi mới tràn đầy sức sống, sự tươi mới cho chính nơi bạn trang trí.

Hình ảnh Chậu cây phong lộc hoa

5. Chậu cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ còn gọi là cây lưỡi cọp cũng có thể gọi là cây vĩ hổ, tên khoa học là Sansevieria trifasciata, thuộc họ Măng tây. Cây lưỡi hổ thường có chiều cao khoảng 50 - 60cm. Trên thân có 2 màu xanh và màu vàng dọc từ gốc đến ngọn. khi ra hoa, hoa nở thành từng cụm mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn.

Lưỡi hổ là loài cây được ưa chuộng nhiều và sử dụng làm chậu cây cảnh đẹp trong nhà. Cây lưỡi hổ là loài cây có vẻ đẹp được tạo nên từ những chiếc lá. Có màu xanh mọng nước pha lẫn các đường vằn độc đáo và lạ mắt. Ngoài việc trang trí nhà cửa, cây lưỡi hổ còn có khả năng hút các chất khí độc hại, các khí được thải ra từ các thiết bị điện tử, từ gỗ,…vv. Nhờ đó trồng cây lưỡi hổ làm cây xanh trong nhà mang đến nguồn không khí trong lành, tươi mát cho căn nhà của bạn.

Hình ảnh Chậu cây lưỡi hổ

6. Chậu cây sống đời

Cây sống đời có tên khoa học là Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers, thuộc họ lá bỏng Crassulaceae, là loại cây thực vật thân thảo và phân nhánh.

Cây có thể cao tối đa 1m. Thân tròn nhẵn màu tím tía hoặc màu xanh. Thân cây tròn, nhẵn có màu tím tía hoặc màu xanh, lá dày mọng nước, nhớt. Cây sống đời có lá mọc cân đối, cuống ngắn viền lá hình răng cưa có màu hơi tím. Cây con được sinh ra từ lá cây sống đời ở các vết khía ngoài mép lá.

Hoa cây sống đời được mọc thành từng cụm màu đỏ, vàng, cam,... mọc rủ xuống trên một cán dài nhìn rất đẹp. Hoa thường nở vào mùa xuân khoảng từ tháng 2 đến tháng 5. Vì thế trong phong thủy tượng trưng cho sự tưới mới, sinh sôi, nảy nở.

Cây sống đời được chọn trồng trong chậu hoa trong nhà vì cây có khả năng sống và sinh trưởng cao ngay cả trong môi trường thiếu ánh sáng, cùng vẻ đẹp cuốn hút của cây.

Hình ảnh Chậu cây sống đời

7. Chậu cây phú quý

Cây phú quý thuộc họ ráy, chiều cao của cây phú quý từ 30 đến 70cm. Cây chịu được ánh sáng yếu và không khí khô thích hợp trồng trong nhà, không chưa chất độc hại. Vì thế chúng ta dễ dàng bắt gặp cây phú quý được trồng trong chậu hoa đẹp trong nhà. Thân được tạo thành bởi các bẹ lá và có màu trắng pha hồng. Lá cây có màu xanh đậm được phủ bởi viền lá có màu đỏ hồng. Rễ cây thuộc loại rễ chùm, có màu xanh non nhưng nếu trồng theo kiểu thủy sinh thì rễ sẽ có màu trắng ngà. Trong điều kiện môi trường tốt hơn, đầy đủ ánh sáng cây phú quý sẽ nở hoa rất đẹp.

Vì vậy, nếu bạn đang phân vân lựa chọn một loài cây trồng trong nhà dễ chăm sóc thì loài cây này chính là sự lựa chọn không thể bỏ qua của bạn.

Hình ảnh Chậu cây phú quý

8. Chậu cây ngọc ngân

Cây ngọc ngân có tên khoa học là Dieffenbachia Picta, thuộc họ Araceae (Ráy) và có tên gọi khác là Valentine. Là biểu tượng của tình yêu, sự ngọt ngào của hạnh phúc gia đình. Là loài cây rễ chùm sinh trưởng và phát triển nhanh kể cả môi trường thủy sinh. Cây dễ thích nghi trong môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên. Cây có kích thước nhỏ nhắn có chiều cao từ 30 – 50cm. Vì thế cây ngọc ngân thường được chọn làm cây cảnh đẹp trong nhà.

Hình ảnh Chậu cây ngọc ngân

9. Chậu Hoa lan ý đẹp trong nhà

Lan ý còn có nhiều tên gọi khác như là Huệ hòa bình, Vỹ hoa trắng, Bạch môn, Bạch hạc hoặc Thuận buồm xuôi gió,... Loại hoa có khả năng thanh lọc không khí rất tốt nên cực thích hợp để trang trí vì thế hoa lan ý là loài hoa được ưa chuộng làm cây cảnh bonsai trong nhà. Với màu trắng tinh khiết nhẹ nhàng của hoa dễ trồng và dễ chăm sóc. Nhân giống cây lan ý cũng không khó. Bạn có thể tách nhánh cây thành các chậu có kích thước nhỏ hơn.

Hình ảnh hoa lan ý

Đặt một chậu Cây lan ý đẹp trong nhà, căn nhà của bạn sẽ được thanh lọc không khí vô cùng hiệu quả. Bởi cây lan ý có khả năng thanh lọc độc tố, bụi bẩn trong không khí rất tốt. Ngoài ra, lan ý còn đứng đầu trong danh sách các loài cây lọc các loại chất gây ung thư như formaldehyde, benzen và trichloroethylene, nó còn hấp thụ cả xylene và toluene hóa chất tìm thấy trong dầu hỏa. Hơn thế nữa, cây lan ý còn hấp thụ năng lượng bức xạ nhân tạo phát ra từ tivi, điện thoại, lò vi sóng, máy tính, đài, đồng hồ điện tử…

Vì thế mà cây được chuộng trong việc trang trí trong nhà đặt biệt là trên bàn, kệ thủ hay quầy tiếp tân. Mang đến nhiều nguồn năng lượng tốt cho mọi người.

Hình ảnh Chậu Hoa lan ý đẹp trong nhà

10. Chậu Hoa xương rồng trong nhà.

Xương rồng có rất nhiều loại với nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau, thỏa sức đáp ứng mọi nhu cầu cho các bạn lựa chọn. Hoa xương rồng là một loài hoa tượng trưng cho sự mạnh mẽ của gai góc, sức sống mãnh liệt và dẻo dai kể cả trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Ngoài ra, hầu hết các loại xương rồng đều có hình dáng đẹp, lạ mắt, cho hoa đẹp và lại rất dễ chăm sóc. Chính vì vậy, xương rồng rất được ưa chuộng, thích hợp để trang trí cho các không gian có nhiều ánh sáng như trên cửa sổ, ban công... Tuy nhiên, trồng chậu xương rồng trong nhà sẽ dễ bị thối và chết nếu bạn tưới quá nhiều nước hoặc thiếu ánh sáng cho cây. Ngoài ra, nếu để ở những nơi như bàn thì không tốt đối với trong phong thủy. Cũng có thể gây chảy máu đối với trẻ nhỏ nếu vô tình chạm phải.

Hình ảnh chậu hoa xương rồng

Việc trồng cây trong nhà giúp cho căn nhà của bạn trở nên đầy màu sắc và thêm xinh tươi hơn. Hy vọng qua bài viết vừa rồi Khuôn chậu cảnh Công CNC đã giúp cho các bạn có thêm một sự gợi ý vô cùng ý vị và chọn cho mình những chậu hoa đẹp trang trí trong tổ ấm và nơi làm việc của các bạn.

 

Bài viết liên quan

thẻ 3

backtop