Tổng hợp các mẫu chậu bê tông - khuôn đúc chậu đẹp nhất
Chậu bê tông ngày càng được biết đến với nhiều họa tiết nổi bật, mẫu mã và kiểu dáng khác nhau. Chậu bê tông được sử dụng nhiều tại các công trình và nhà ở...
CHẬU BÊ TÔNG CHẤT LƯỢNG
Trong cuộc sống phát triển hiện nay, nghề trồng và chăm sóc hoa kiểng được tăng lên do đó nghề làm chậu bê tông cũng phát triển theo nhanh chóng. Để kịp thời cung ứng cho thị trường chậu bê tông thời gian gần đây làm việc không ngơi tay. Bên cạnh đó, người đúc chậu bê tông cũng luôn tìm tòi các mẫu mã mới vì thế giá chậu bê tông có sự khác biệt về mức giá nhờ vào lối thiết kế, kiểu dáng và chất lượng chậu khác nhau.
Chậu bê tông hay còn được gọi là chậu xi măng, thường được sử dụng chủ yếu ngoài trời vì độ bền cao, dễ sử dụng, giá thành rẻ, chống chịu tốt từ các tác nhân bên ngoài như: Nhiệt độ, thời tiết, khí hậu. Chậu bê tông ngày nay chúng ta bắt gặp tại nhiều nơi như: Công viên, khách sạn, resort, các công trình kiến trúc, hành lang, khung viên tại các tòa nhà cao tầng,… Tùy vào không gian mà chậu bê tông được sử dụng để trang trí có kiểu dáng và kích thước khác nhau.
Chậu bê tông làm tăng thêm giá trị và vẻ đẹp cho hoa kiểng. Tùy vào từng loại hoa kiểng mà có các loại chậu bê tông có kiểu dáng, kích thước và mẫu mã phù hợp. Thời điểm các vựa hoa cây kiểng bắt đầu xuống giống cũng là lúc các cơ sở làm chậu tất bật đúc chậu. Theo thời gian, số lượng, mẫu mã và chủng loại của chậu kiểng cũng được tăng mạnh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người chơi hoa kiểng lẫn người trồng và chăm sóc hoa kiểng. Một số kiểng dáng của chậu bê tông như: Lục giác dáng bầu, lục giác dáng cao, chậu bát giác, chậu tròn, chậu vuông, chậu chữ nhật, chậu hình thú,… Bên cạnh đó, là một số hoa văn thông dụng như: Phúc – Lộc – Thọ, Tết – Tài – Lộc, hoa sen, hoa sen kết hợp với đôi uyên ương, Tùng – Cúc – Trúc – Mai. Với sự đa dạng họa tiết này, ngoài làm tăng thêm vẻ đẹp của chậu cảnh còn mang đến cho quý khách hàng có thể sự lựa chọn chậu cảnh phù hợp với phong thủy của mình. Chậu có kích thước nhỏ nhất là chậu lục giác 30cm đối với hàng khuôn chậu cảnh Việt Nam, riêng chậu bát giác có kích thước lên đến 1m đó là nhờ vào việc sử dụng khuôn đúc chậu bát giác 1m được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đúc chậu bê tông có thể sử dụng nhiều chất liệu khuôn khác nhau, người đúc chậu có thể tự chế các sản phẩm khuôn đúc chậu thông qua việc sáng tạo hoặc tự học trên mạng. Cùng với kỹ thuật điêu luyện người làm nghề vẫn cho ra các sản phẩm hoàn hảo, tỉ mỉ từng chi tiết dù rất nhỏ để tạo nên chậu cảnh có độ bền chắc và bề mặt láng mịn.
Người chơi hoa kiểng cũng rất chú trọng chọn chậu có kiểu dáng, đường nét, màu sắc, chất liệu, độc đáo, tinh tế. Nên thợ đúc chậu không chỉ đơn giản sản xuất các sản phẩm trồng cây đựng hoa mà người thợ đúc chậu bê tông còn là những nghệ nhân.
3 bộ sản phẩm khuôn đúc chậu bê tông lục giác 35cm, 45cm và 55cm là bộ sản phẩm có kích thước nhỏ và vừa. Vì chậu có kích thước nhỏ gọn nên vì thế được sử dụng khá phổ biến, vì tính năng dễ sử dụng, đồng thời tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển chậu.
Khuôn đúc chậu bê tông lục giác 35 được sử dụng với họa tiết cây tùng. Chậu có kích thước phủ bì là 35cm, chiều cao là 18cm. Ngoài ra, khi kết hợp với chân đôn kỷ 30 – 35 chậu sẽ được nâng thêm chiều cao tạo nên sự sang trọng cho bộ chậu cảnh lục giác 35 kèm chân đôn kỷ.
Khuôn đúc chậu bê tông lục giác 45 dáng bầu được sử dụng với họa tiết cây tùng, ngoài ra còn được bổ sung thêm họa tiết mới đó là “Phúc – Lộc – Thọ” nhằm đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng. Chiều cao của chậu lục giác 45 là 22cm, có kích thước phủ bì là 45cm.
Khuôn đúc chậu bê tông lục giác 55 có kiểu dáng và họa tiết tương đối giống với chậu lục giác 45 dáng bầu. Bao gồm các hoa văn “Tùng – Phúc – Lộc – Thọ”. Chậu có kích thước chiều cao là 25cm, kích thước phủ bì của chậu là 55cm.
Khuôn đổ chậu bê tông chữ nhật vát góc 35 với chiều dài của chậu là 35cm, chiều rộng của chậu là 25cm, chiều cao của chậu là 15cm. Mặt trong của khuôn được thiết kế với hoa văn nổi, sản phẩm sau khi được đúc ra sẽ trở nên sắc nét, tỉ mỉ và hoa văn trên chậu có độ bền cao hơn.
Họa tiết nổi bật trên bộ khuôn đúc chậu này là hình ảnh cành mai và chú chim nhỏ.
Khuôn đúc chậu bê tông tròn 32 cm với đường kính của chậu là 32cm, chiều cao của chậu là 21cm.
Xem thêm các sản phẩm khuôn đúc chậu bê tông khác
Khi ráp khuân chậu, các bạn nên đưa đầu nhỏ của chốt nhựa vô trước sau đó ta vặn 90o. Lần lượt khóa hết tất cả các các mặt của khuôn chậu lại. Để quá trình vặn chốt nhựa diễn ra dễ dàng hơn thì quý khách nên dùng kìm vặn đầu nhỏ của chốt nhựa.
Sau khi ráp xong phần vỏ ngoài thì chúng ta bắt đầu tiến hành ráp tấm đáy chậu
Một mẹo nhỏ trong quá trình lắp ráp lòng trong đó là ngoài việc dùng ốc sắt ra, thì quý vị có thể dùng thêm keo silicon tăng độ kín và khít của lòng trong
Đây là giai đoạn không thể thiếu khi đổ chậu cảnh, đó là quét nhớt cho khuôn đúc chậu bê tông bao gồm tất cả các bề mặt tiếp xúc với bê tông và miệng chậu. Trong quá trình quét nhớt cho khuôn quý vị nên dùng cọ hoặc súng phun để quét đều cho tất cả các mặt tiếp xúc với bê tông. Điều này, giúp chậu cảnh thoát khuôn dễ dàng hơn và không bị dính khuôn khi thi công. Đồng thời, quý khách nên sử dụng cọ để chấm bỏ phần nhớt động ở hoa văn của khuôn chậu. Sẽ giúp cho chậu sau ki được đúc xong trở nên sắc nét, chi tiết hơn, hoa văn không bị mờ nhạt.
Sau đó quý khách sẽ ráp phần lòng trong và vỏ ngoài lại với nhau.
Lưu ý: Quý khách nên sử dụng phần nhớt thải hoặc dầu ăn thải để tiết kiệm chi phí sản xuất chậu cảnh, tăng lợi nhuận.
Sau khi hoàn thành xong, chúng ta tiến hành trộn hỗ hợp bê tông để đổ chậu là: 1 xi - 1.5 cát - 1.5 đá mi.
Quá trình trộn hồ, quý khách nên sử dụng máy trộn hồ, để hỗn hợp được trộn đều hơn và giảm bọt khí trong quá trình đúc chậu bê tông. Hỗn hợp này quý vị nên pha loãng 1 chút để quá trình đổ chậu bê tông trở nên dễ dàng hơn.
Tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành đổ hồ vào khuôn đúc chậu bê tông, để quá trình trở nên dễ dàng hơn quý vị có thể dùng tấm nhựa cứng để hồ không bị đổ ra ngoài. Lưu ý, nên đổ hồ đều vào tất cả các góc.
Khi đổ hồ vào khuôn làm cho lòng trong bị nâng lên và dễ làm hỏng khuôn chậu. Để hạn chế vấn đề này, quý khách nên dùng xô cát hoặc bao cát để chèn lòng trong xuống.
Chúng ta sẽ chia chậu ra làm 3 phần. Sau khi đổ được 1/3 chậu. Quý vị bắt đầu dùng búa cao su gõ đều xung quanh. Và làm tương tự cho đến khi chậu được đổ đầy hồ
Riêng đối với chân đôn, tùy thuộc vào khuôn lớn nhỏ ta có thể sử dụng chiếc thùng sơn hoặc lon sơn để tạo lỗ thoát nước cho chiếc đôn.
Khi đổ xong khoảng 15’đến 20' sau chúng ta quay lại và dùng búa cao su gõ đều xung quanh vỏ chậu 1 l ần nữa (ta gõ từ dưới gõ lên) để hồ được định dạng lại do mất nước.
Quá trình này giúp sản phẩm được tạo ra hạn chế được các lỗ bọt khí trong quá trình đổ chậu
Lúc này, lượng hồ của chúng ta đã thấp hơn so với lúc ban đầu. Các lỗ khí đã được lắp đầy. Quý vị bắt đầu đổ thêm hồ vào khuôn chậu và tiếp tục gõ nhẹ. Quá trình này sẽ giúp bề mặt của chậu cảnh trở nên láng mịn hơn và không để lại các lỗ khí trên sản phẩm.
Như vậy là tổng cộng chúng ta có 4 lần gõ búa cao su cho 1 sản phẩm. Quý vị nên lưu ý, bề mặt bê tông đừng để thấp hơn khuôn. Nếu như thấp hơn khuôn, giai đoạn xử lý miệng chậu sẽ trở nên khó khăn hơn.
Sau 3 – 4h chúng ta quay trở lại với công đoạn lấy lòng trong
Quý khách nên dùng khoan để khoan 1 lỗ nhỏ ở giữa lòng trong của khuôn. Đồng thời tháo hết tất cả các chốt nhựa kết nối giữa lòng trong và vỏ ngoài.
Tiếp theo chúng ta sẽ dùng máy nén khí để tạo nên 1 lực đẩy lòng trong ,mà không mất nhiều công sức
Xử lý lại miệng chậu cảnh
Đối với bề mặt chân đôn, ở giai đoạn này quý vị dùng một đoạn thước nhôm. sẽ giúp bề mặt chân đôn được bằng phẳng hơn
Để bề mặt chân đôn trở nên đẹp hơn, quý vị nên dùng miếng xốp để xử lý lại bề mặt
Sau khi làm miệng chậu xong khoảng một tiếng sau quý vị nên cho 1 ít nước vào lòng trong chậu (khoảng 1 tất) để bảo dưỡng bê tông. Ở đây chúng tôi có sử dụng tấm chắn bằng bao nilong, sẽ giúp hạn chế quá trình hư hỏng do ảnh hưởng của lực nước.
Quý khách hàng chờ sản phẩm đủ 20 - 24h chúng ta sẽ tiến hành tháo vỏ ngoài của chậu. Giờ đây giai đoạn đổ chậu đã được hoàn thành.
Bước 8: Tháo khuôn chậu.
Đầu tiên bạn cần tháo hết chốt nhựa ra sau đó tháo phần đáy chậu trước, tiếp theo bạn dùng búa gõ nhẹ phần chân khuôn chậu theo hướng từ trong ra ngoài, vỏ sẽ tự rơi ra dễ dàng mà ko bị ảnh hưởng đến các họa tiết hoa văn. Theo trình tự các bạn sẽ tháo hết những tấm có mặt bên trên, sau đó bạn cần 1 tấm xốp đủ lớn để có thể đặt phần đã tháo rồi lên trên và tiến hành tháo phần còn lại.
KHUÔN CHẬU CẢNH CÔNG CNC - Với thông điệp "Đi đến mọi nơi trên thế giới", chúng tôi hướng đến một dịch vụ chuyên nghiệp, cung cấp các loại khuôn chậu trên toàn quốc và hướng ra quốc tế.
Địa chỉ: 33 Nhất Chi Mai, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0393 234 789 – 0394 234 789
Email: ptcong_pe@live.com
Website: https://khuonchaucanhcnc.com/