Kích thước sản phẩm chậu lục giác 40 đổ úp đáy
- Kích thước sản phẩm thực tế phủ bì: Rộng 40cm (được tính từ khoảng cách 2 cạnh đối diện song song) x Cao 23cm
- Kích thước lọt lòng: Rộng 34cm x Cao 20cm.
- 6 tấm vỏ ngoài, 3 tấm lòng trong, chốt nhựa, ốc sắt.
Lòng trong chậu lục giác 40 mới được thiết kế dùng chung với lòng trong chân đôn bệ lục giác 60.
Quý khách có thể mua bổ sung 6 tấm vỏ ngoài của khuôn lục giác 40 với giá chỉ 380.000đ
Lưu ý: Lòng trong giống như hình.
Họa tiết sản phẩm: Mục đồng chăn trâu thổi sáo, Trúc - Lộc
Xuất xứ: Hàng Việt Nam, do khuôn chậu cảnh Công CNC sản xuất và thiết
kế.
Chất liệu: Được làm từ nhựa ABS nguyên sinh dày dặn chắc chắn.
theo quan niệm phong thủy trúc là biểu tượng của ý chí của sự mạnh mẽ và của sự vươn lên. Chúng được nhiều người sử dụng để trang trí trong nhà, đặt ở phòng làm việc với mong muốn công việc thuận lợi, cuộc sống thêm nhiều điều tốt lành, may mắn trong cuộc sống.
Ảnh hưởng khá nhiều bởi nền văn hóa Trung Hoa xưa, ý nghĩa của chữ Lộc trong văn hóa Việt Nam cũng tương tự như trong tiếng Hán dù có cách viết khác nhau. Tại nước ta, chữ Lộc được sử dụng dưới 2 hình thức: một là chữ Lộc trong tiếng Hán, hai là chữ Lộc tiếng Việt. Tuy có cách viết khác nhau nhưng ý nghĩa ấn chứa là tương đương.
Đối với người Việt, chữ Lộc là biểu tượng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc lớn nhất của đời người là tài lộc dồi dào, may mắn, tốt lành. Chính vì thế, vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người Việt thường treo tranh chữ Lộc trong nhà để mong tài lộc đến với cuộc sống. Người dân nước ta vào những ngày đầu xuân năm mới cũng có tục lệ đi hái lộc với ý nghĩa đem tài lộc, may mắn về nhà trong một năm tiếp theo.
Trong hình ảnh, ông Lộc trong văn hóa Việt được tạc hình một vị quan với đầy đủ áo mũ, cân đai, thể hiện một điều là làm quan ắt có lộc, lộc tức là quan, lộc với chức quan là một.
Loài Dơi còn được gọi là phúc thử vì chữ Dơi trong tiếng Hán đồng âm với chữ Phúc trong Phúc lộc, Dơi là loài gặm nhấm ăn đêm có đặc tính gần giống chuột nên người ta gọi là Phúc thử. Người Trung Quốc thường sử dụng những từ đồng âm của sự vật với những thứ tốt lành đẻ làm biểu trưng cho sự vật đó ví dụ như người Miền Nam nước ta thích trưng cây Mai trong ngày Tết vì từ Mai đồng âm với từ May trong nghĩa may mắn nhiều người cao tuổi ở đây cũng hay đọc chệch âm may mắn thành mai mắn, với chữ Lộc trong tài lộc cũng được hiểu như vậy, người Miền Bắc ta có tục đêm giao thừa đi hái lộc đầu năm, lộc ở đây là những cành, lá non đang ra mầm non mà lộc này lại đồng âm với từ bổng lộc nên hiểu theo nghĩa bóng đi hái lộc là đem tài lộc về nhà là như vậy. Tượng tự ta có thể hiểu ý nghĩa của việc sử dụng con Dơi làm biểu trừng cho sự may mắn là như vậy.
Thứ nhất: Thể hiện ước nguyện “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” để luôn có những vụ mùa bội thu. Bởi Việt Nam luôn gắn với nghề trồng lúa nước. Bởi hình ảnh cậu bé ngồi trên lưng trâu, xung quanh đều là cỏ cây, đất trời rộng lớn. Chính là biểu hiện khát vọng được hoà hợp với thiên nhiên để có được sự thuận lợi cho vụ mùa phát triển, hoa màu tốt tươi.
Thứ hai, bức tranh dân gian Đông Hồ chăn trâu thổi sáo muốn ca ngợi:
Người nông dân không chỉ lao động với nghề trồng lúa nước mà còn biết sáng tạo nghệ thuật. Ống sáo được làm bằng cành trúc mang tới âm hưởng réo rắt vào cuộc đời người nông dân thêm vui mỗi ngày.
Những cậu bé nhỏ tuổi nhưng thông minh lanh lợi. Vừa giúp đỡ bố mẹ công việc chăn trâu, nuôi dưỡng “đầu cơ nghiệp” của gia đình. Vừa dũng cảm không sợ ngồi trên lưng trâu một cách thuần thục, vững chắc nhất. Vừa có khả năng tìm hiểu sáng tạo thổi sáo thêm yêu đời.
Thứ 3, vẫn là triết lí âm dương trong kinh nghiệm sống vốn sống của người nông dân được thể hiện rõ nét trong bức tranh:
Thấp là Âm – Cao là Dương;
Đất là Âm – Trời là Dương;
Cỏ là Dương trên mặt đất – Sen là Âm dưới nước;
Tối là Âm – Sáng dương;
Màu đen là Âm – Màu đỏ là Dương;
Theo quy luật: Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm thì mới hòa quyện cùng phát triển. Đó là lối tư duy đã đi sâu vào tâm thức của người Việt Nam. Điều đó được thể hiện rõ trong bức tranh dân gian Đông Hồ chăn trâu thổi sáo nói riêng và tranh Đông Hồ nói chung.
Thứ 4, tín ngưỡng phồn thực cũng góp phần xây dựng nên ý nghĩa tranh Đông Hồ chăn trâu thổi sáo.
Những cụm cỏ cây được thể hiện dưới dạng số nhiều. Cây cỏ nhờ trời đất thuận hòa được phát triển, xanh tươi và sinh sôi nảy nở.
Xem thêm clip giới thiệu chậu lục giác 40 đổ đáy
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và phân phối Khuôn chậu cảnh, đến nay Khuôn chậu cảnh Công CNC đã đáp ứng nhiều mẫu mã với nhiều kiểu dáng khác nhau trên thị trường. Với chất lượng vượt trội nhờ vào việc ứng dụng công nghệ CNC vào việc sản xuất khuôn chậu cảnh, cùng đội ngũ kỹ thuật lành nghề, Khuôn chậu cảnh Công CNC đã không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên sự tin dùng từ phía khách hàng cho đến ngày nay. Chúng tôi luôn hỗ trợ quý khách hàng về các vấn đề kỹ thuật khi cần thiết, tư vấn miễn phí về khuôn đúc chậu cảnh, nhằm giúp quý khách có thể tạo ra những sản phẩm mới hoàn toàn chất lượng nhờ vào sử dụng đúng quy trình kỹ thuật đổ chậu cảnh và quy trình tháo khuôn.
Đáp ứng sự tin tưởng từ phía khách hàng, Khuôn chậu cảnh Công CNC luôn bảo hành các sản phẩm lỗi lớn do nhà sản xuất và vỡ do vận chuyển.
Một số mẫu khuôn đúc chậu cảnh đẹp do khuôn chậu cảnh Công CNC sản xuất và được bán chạy trong suốt thời gian qua như: Khuôn chậu cảnh lục giác 58, khuôn chậu lục giác 60, khuôn chậu tròn 86, khuôn đúc chậu tròn 60, khuôn chậu bát giác 79,…
1 – Tất cả các khuôn abs đều lắp ráp bằng chốt nhựa vặn nên rất tiện và nhanh, ta có thể gia cố thêm 1 vài điểm bằng ốc sắt hoặc cảo C nếu cần để giảm thiểu đường bavia 2 cạnh.
2 – Sau khi lắp ráp vỏ ngoài và lòng trong, (lưu ý lòng trong với khuôn Việt Nam sẽ là lòng ráp và sẽ có ốc đi kèm, ta chỉ cần lắp 1 lần đầu, những lần sau không cần phải tháo lắp). Thì ta dùng nhớt thải (nhớt thải ô tô, xe máy, hoặc dầu ăn thải) quét lên bề mặt khuôn 1 lớp mỏng, quét mặt tiếp xúc của khuôn trong, khuôn ngoài với xi măng ta đổ.
3 – Sau đó lắp ráp lòng trong với vỏ ngoài bằng chốt khóa trên miệng, tiến hàng trộn hồ.
4 – Tỉ lệ trộn hồ bê tông thường sử dụng cho khuôn đổ chậu là 1 xi – 1,5 cát – 1,5 đá mi. Với đá mi bụi nhiều ta có thể giảm cát lại.
5 – Ta trộn thật đều, để tránh bọt khí ta nên dùng máy đánh hồ (dùng chung máy đánh bả sơn nước) trộn đều và loảng 1 chút để đổ.
6 – Đổ hỗn hợp bê tông từ từ vào khuôn, sau đó dùng búa cao su gõ vòng quanh khuôn cho giảm bớt bọt khí tạo rỗ sản phẩm.
Lưu ý: Với những khuôn lớn ta có thể dùng bao cát để vào trong lòng trong để khi đổ giảm thiểu tình trạng lồng lòng trong lên trên.
7 – khi đổ xong ta để khoảng 40 rồi quay trở lại dùng búa cao su gõ xung quanh 1 lần nữa để hồ định dạng vào những chỗ thiếu do mất nước.
8 – Với lòng trong khoảng 3h – 4h lúc bề mặt bê tông ráo lại ta sẽ lấy lòng trong ra và làm miệng chậu. Có nhiều cách lấy lòng trong nhưng đến thời điểm hiện tại cách lấy đơn giản và hiệu quả nhất là khoan 1 lỗ dưới đáy lòng trong và dùng máy bơm hơi, bơm vào tạo lực đẩy lòng trong trồi lên. Sau khi lấy ra ta dùng bay vuốt lại miệng chậu cho phẳng đẹp.
9 – Sau 20h – 24h ta tháo vỏ ngoài, cạo phần bavia dư thừa, tiến hành bảo dưỡng chậu trong mát và tưới giữ ẩm 1 thời gian, sau đó phơi khô và sơn chậu.
(Phần sơn chậu sẽ có hướng dẫn cụ thể trong bài viết về Sơn Chậu Cảnh)
Xem thêm clip hướng dẫn đổ khuôn chậu ABS chi tiết:
Thông tin liên hệ:
KHUÔN ĐÚC CHẬU CÔNG CNC - Với thông điệp "Đi đến mọi nơi trên thế giới", chúng tôi hướng đến một dịch vụ chuyên nghiệp, cung cấp các loại khuôn chậu trên toàn quốc và hướng ra quốc tế.
Địa chỉ: 59 Dương Công Khi, Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, Hồ Chí Minh
Hotline: 0393 234 789 – 0394 234 789 – 0395 234 789
Email: khuonmaucongcnc@gmail.com
Website:
https://khuonchaucanhcnc.com/
https://khuonchaucanh.com.vn/
https://khuonmaucongcnc.com.vn/
Giá: 500.000 Đ
Giá: 1.700.000 Đ
Giá: 1.950.000 Đ